Trực tiếp tham quan mô hình Sâm Lai Châu “chuẩn 7 bước”

Vườn Sâm Lai Châu Thái Minh không chỉ là nơi bảo tồn, nhân giống loài sâm quý được ví như “Bảo vật quốc gia“, mà còn là điểm đến lý thú của du khách mong muốn tìm hiểu, khám phá sự kết hợp hoàn hảo giữa kinh nghiệm xưa và khoa học ngày nay trong mô hình Sâm Lai Châu “chuẩn 7 bước”.

Trải nghiệm mô hình “chuẩn 7 bước” hiện đại tại Vườn Sâm Thái Minh

Khu vực trồng Sâm Lai Châu của Công ty Cổ phần Thái Minh Panax nằm gần tuyến đường chính vào xã Sà Dề Phìn (Sìn Hồ, Lai Châu), đi lại khá thuận tiện. Nơi đây tích hợp nhiều kỹ thuật 4.0 tiên tiến với mong muốn tạo ra điều kiện sinh trưởng lý tưởng cho Sâm Lai Châu.

Với thiết kế chia khu vực theo năm tuổi để thuận lợi chăm sóc, từng yếu tố đất đai, nguồn nước, nhiệt độ đều được thực hiện theo quy chuẩn 7 bước khắt khe. Tại đây, du khách được dẫn dắt qua từng vực trồng sâm và quan sát các thiết bị công nghệ giúp kiểm soát từ nguồn Gen thuần chủng cho tới đất đai, nhiệt độ, nguồn nước được áp dụng tại Vườn.

ẢNH 1.png

Hệ thống nhà màng 2 lớp thu hút du khách ngay khi bước chân vào Sìn Hồ

“Tại sao mỗi cây đều có mã QR? Tại sao hệ thống tưới nước tự động có thể hoạt động trơn tru giữa điều kiện thời tiết liên tục thay đổi và địa hình núi đá của Sìn Hồ? Máy cảm biến nhiệt độ hoạt động ra sao?”- Việc đưa công nghệ hiện đại để tối ưu quy trình trồng và chăm sóc Sâm đưa du khách đi từ bất ngờ này đến ngỡ ngàng khác.

“Mình thấy mô hình của công ty Thái Minh Panax kết hợp giữa tham quan Vườn Sâm và du lịch, mọi người làm dịch vụ rất tốt, có rất nhiều thứ mình khám phá được”- Chị Hà Thị Phượng, du khách Hà Nội phấn khởi chia sẻ về những kiến thức mới mẻ thu về sau khi tham quan mô hình trồng Sâm tại Vườn.


Chia sẻ của chị Hà Thị Phượng về trải nghiệm tham quan 
mô hình trồng Sâm “chuẩn 7 bước” tại Vườn Sâm Thái Minh

Đưa công nghệ tiên tiến áp dụng cho từng yếu tố sinh trưởng nhỏ nhất, mô hình trồng Sâm Lai Châu giúp du khách nhận ra giá trị của khoa học công nghệ trong nuôi trồng loài cây nổi danh “khó trồng, khó chăm”.

Hiểu thêm về hoạt động “tay chân” truyền thống

Dù hiện đại tới đâu, trong quá trình tham quan mô hình trồng Sâm, không khó để du khách bắt gặp các hoạt động “tay chân” không có sự tham gia của công nghệ. Nếu có dịp tham quan Vườn Sâm vào những ngày thu tháng 9, tháng 10, du khách có thể gặp anh chị nông dân đang cặm cụi mỗi người một giỏ để gieo giống hạt Sâm, chuẩn bị cho một lớp Sâm mới.

ẢNH 2.png

Du khách tham quan có thể bắt gặp hình ảnh bà con Vườn Sâm đang gieo hạt giống

Không thuốc hóa học, hóa chất độc hại, để Sâm Lai Châu được lớn lên trong môi trường thuận lợi nhất là những bài học “vỡ lòng” du khách được nghe nhân viên vườn chia sẻ về làm dược liệu bền vững.

Giao lưu văn hóa, trò chuyện cùng người dân địa phương

Nhân viên tại Vườn Sâm đều là anh chị kỹ thuật viên và đồng bào dân tộc địa phương với nhiều năm kinh nghiệm trong trồng và chăm sóc Sâm. Đến với Vườn, du khách còn có dịp trò chuyện trực tiếp, lắng nghe những câu chuyện bên lề về Sâm Lai Châu, hiểu rõ những khó khăn trong nuôi trồng loài cây quý cũng như niềm vui cải thiện cuộc sống.

Lời nói chân chất, mộc mạc nhưng tràn đầy niềm tin yêu vào cuộc sống mới khi làm “nghề Sâm” của anh chị Vườn Sâm dẫn dắt du khách đi từ truyền thống tới hiện đại, từ những bước đầu chập chững “buôn cây rừng” tới “phát triển bền vững” loài cây quý quê hương.
"Trước khi trồng sâm, tôi đi trồng ngô, trồng lúa, nuôi trâu, nuôi bò, mỗi cái làm một ít tuy nhiên bán cũng không được giá, thu nhập chẳng đáng là bao. Từ khi làm việc trong vườn sâm thì cuộc sống ổn định hơn, tôi mua được xe máy mới, ba đứa con ở nhà đều được đi học đầy đủ."- Lời anh Giàng Sùng Páo vừa làm đất, vừa chia sẻ chân tình đã thực sự chạm tới trái tim của du khách.

ẢNH .png

Cơ hội trò chuyện, giao lưu văn hóa cùng người dân Tây Bắc trở nên 
dễ dàng hơn bao giờ hết khi du khách đến Vườn Sâm Thái Minh

Thông qua những câu chuyện được sẻ chia, du khách không chỉ hiểu thêm về nền văn hóa và đời sống phong phú của người dân Tây Bắc, mà còn làm giàu thêm kiến thức và hiểu biết về “vùng đất vàng” của dược liệu Việt cùng những thuận lợi, khó khăn trên con đường giữ gìn, bảo tồn và phát triển giống cây “quốc bảo” theo mô hình “chuẩn 7 bước” lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam.

Cập nhật lúc: 21/06/2024
Loading...