Sâm Lai Châu Thái Minh ứng dụng Bộ tiêu chuẩn chất lượng vào quy trình "chuẩn 7 bước", cho hàm lượng MR2 cao gấp 8-10 lần Dược điển Việt Nam!

Vùng trồng Sâm Lai Châu của Thái Minh tại Sìn Hồ, Lai Châu hiện đang được các nhà khoa học nghiên cứu áp dụng thử nghiệm quy trình trồng sâm chuẩn 7 bước. Đây là bước đột phá nhằm tạo ra các sản phẩm từ sâm Lai Châu mang giá trị cao, chất lượng đồng nhất, đặc biệt là hàm lượng MR2 cao gấp 8-10 lần dược điển Việt Nam.

Sâm Lai Châu được mệnh danh là "vàng đen" của núi rừng Tây Bắc, nổi tiếng với những giá trị dược liệu quý hiếm. Xét về công dụng, Sâm Lai Châu thậm chí nổi trội so với sâm Hàn Quốc. Sản vật Việt Nam chứa lượng hoạt chất quý giá cao gấp đôi sâm Hàn Quốc, tính đến nay các nhà khoa học đã tìm thấy 82 saponin so với 26 saponin thường thấy của nhân sâm nổi tiếng. Trong đó, hoạt chất MR2 và Saponin chiếm tới 21,34% (80%).

hội thảo (7).png

Hoạt chất MR2 quý giá chỉ có trong sâm Việt Nam

 

Tuy nhiên, hiện nay vấn đề chất lượng sâm của Việt Nam rất đáng quan tâm. Giá sâm Ngọc Linh hiện nay khoảng 200-300 triệu đồng/kg, trong khi đó giá sâm Lai Châu khoảng 80-100 triệu đồng/kg. Tam thất hoang (sâm vũ điệp) giống sâm Ngọc Linh về hình thái, còn sâm Lai Châu lại rất giống sâm Ngọc Linh cả về hình thái và thành phần hóa học. Vì vậy, nguy cơ làm giả rất cao trên thị trường và cần có phương pháp để phân biệt các loại sâm này cũng như các giải pháp để phát triển thương hiệu sâm Việt Nam trong thời gian tới.

Thông tin trên được đưa ra  tại hội thảo khoa học với chủ đề "Tiêu chuẩn chất lượng dược liệu sâm và sản phẩm chăm sóc sức khỏe từ sâm", do Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc tổ chức vào 27/06. Hội thảo có sự góp mặt của GS Nguyễn Thiện Nhân - nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ, các chuyên gia trong nước đến từ: Viện Kiểm nghiệm thuốc trung ương, Viện Nghiên cứu sâm và dược liệu Việt Nam và các chuyên gia hàng đầu từ Đại học Quốc gia Seoul và Viện Nghiên cứu Nhân sâm Gueumsan, Hàn Quốc.

hội thảo (4).png

Hội thảo khoa học "Tiêu chuẩn chất lượng dược liệu sâm và sản phẩm chăm sóc sức khỏe từ sâm" diễn ra vào tháng 06.2024

Phát biểu tại hội thảo, GS Nguyễn Thiện Nhân cho rằng: "Suy cho cùng, phát triển tài nguyên của chính mình là quan trọng nhất. Hơn nữa, không có tiêu chuẩn cho riêng sâm Lai Châu thì không tiếp thị được, người dùng chẳng biết uống khỏe vào đâu.". Chính việc thiếu tiêu chuẩn chất lượng đã khiến cho việc phát triển và sử dụng sâm Lai Châu gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là trong việc đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng và khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế.

Viện Nghiên cứu Sâm và Dược liệu Việt Nam xây dựng thành công bộ quy trình Sâm chuẩn 7 bước cho cây sâm Lai Châu

Là một trong những nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực sâm và dược liệu, tại hội thảo, Tiến sĩ Phạm Hà Thanh Tùng (Viện Nghiên cứu Sâm và Dược liệu Việt Nam) đã trình bày tham luận xây dựng thành công bộ tiêu chuẩn cơ sở về quy trình nuôi trồng, chăm sóc, theo dõi, thu hái, chế biến và bảo quản theo chuẩn 7 bước với cây sâm Lai Châu. Điều này nhằm tạo ra các sản phẩm từ sâm Lai Châu mang giá trị cao, chất lượng đồng nhất, an toàn, không tồn dư chất bảo vệ thực vật và kim loại nặng, đặc biệt là hàm lượng MR2 cao gấp 8-10 lần Dược điển Việt Nam. Quy trình này đang được áp dụng tại vùng trồng sâm công nghệ cao của Dược phẩm Thái Minh ở Sìn Hồ, Lai Châu.

hội thảo (10).png

TS Phạm Hà Thanh Tùng trình bày về Bộ tiêu chuẩn chất lượng cho sâm Lai Châu và các sản phẩm từ sâm Lai Châu

Tiến sĩ Tùng kỳ vọng, Việt Nam sẽ thành công xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn chất lượng cho cây sâm Lai Châu để người dân dễ dàng tiếp cận và sử dụng các sản phẩm chất lượng từ loài dược liệu quý này.

Quy trình "chuẩn 7 bước" cho sâm Lai Châu

Cụ thể, quy trình “chuẩn 7 bước” được nhóm nghiên cứu xây dựng và áp dụng tại vùng trồng sâm công nghệ cao của Dược phẩm Thái Minh bao gồm:

  • Kiểm soát điều kiện trồng theo tiêu chuẩn hữu cơ
  • Kiểm soát nguồn giống: chỉ sử dụng cây sâm Lai Châu bản địa
  • Quy trình chăm sóc chuẩn hóa theo độ tuổi cây
  • Theo dõi định kỳ sinh trưởng và kiểm soát tích lũy hoạt chất
  • Tiêu chuẩn đầu ra nghiêm ngặt 
  • Sơ chế và bảo quản đúng
  • Ứng dụng khoa học vào chế biến, gia tăng tác dụng

hội thảo (2).png

Quy trình "chuẩn 7 bước" ứng dụng Bộ tiêu chuẩn chất lượng được áp dụng trên vùng trồng sâm công nghệ cao của Dược phẩm Thái Minh.

Khác với phương pháp trồng sâm dưới tán rừng phổ biến trước đây, vùng trồng sâm Lai Châu của Thái Minh được trồng dưới nhà màng và chăm sóc theo tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ. Toàn bộ quá trình chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây sâm Lai Châu được kiểm soát chặt chẽ, không sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón hoá học.

Cùng với việc nghiên cứu đa dạng thực vật các mẫu giống sâm Lai Châu bản địa, các giống sâm có khả năng thích nghi với điều kiện sinh thái của địa phương, chống chịu tốt trước sâu bệnh được nghiên cứu lai tạo. Từ đó, giống sâm Lai Châu với chất lượng ưu trội ra đời. “Nguồn gen sử dụng tại Thái Minh farm là nguồn gen tốt nhất, đảm bảo mọi yêu cầu tiêu chuẩn cơ sở khắt khe mà chúng tôi đưa ra” - Tiến sĩ Tùng cho biết.

Cây Sâm Lai Châu sau ít nhất 5 năm mới tích lũy đủ hàm lượng dược chất, quá trình lấy mẫu kiểm tra được thực hiện định kỳ hàng năm nhằm theo dõi nhanh chóng những thay đổi trong từng lứa cây, kịp thời điều chỉnh chế độ chăm sóc cho chất lượng đồng đều, đảm bảo hàm lượng MR2 trung bình lên tới 4%, cao gấp 8-10 lần Dược điển Việt Nam.

hội thảo (9).png

Các sản phẩm tiên phong từ vùng trồng sâm Lai Châu "chuẩn 7 bước"

Bộ tiêu chuẩn Sâm chuẩn 7 bước cho cây sâm Lai Châu áp dụng tại vùng trồng của Thái Minh góp phần đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng cho các sản phẩm đầu ra như: sâm tươi, rượu sâm, trà sâm đặc biệt là các sản phẩm chế biến sâu có hàm lượng chất xám cao khác như: Hồng Sâm Lai Châu, Yến chưng Sâm Lai Châu, từ đó chiếm được đông đảo niềm tin của người tiêu dùng.

Cập nhật lúc: 10/07/2024
Loading...