[DÂN TRÍ] Hồng Sâm Lai Châu lần đầu tiên xuất hiện tại hội thảo khoa học quốc tế!
Sáng ngày 27/6, sản phẩm Hồng sâm Lai Châu hữu cơ - hồng sâm đầu tiên được chế biến từ sâm Việt Nam lần đầu xuất hiện tại hội thảo khoa học với chủ đề "Tiêu chuẩn chất lượng dược liệu sâm (Panax spp) và sản phẩm chăm sóc sức khỏe từ sâm".
Hội thảo do Viện nghiên cứu Khoa học và công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc tổ chức, quy tụ nhiều chuyên gia hàng đầu về sâm và dược liệu từ 2 quốc gia.
Sâm Lai Châu (Panax vietnamensis var. fuscidiscus) được phát hiện từ năm 2013, dựa vào phân loại của WFO, Sâm Việt Nam được chia làm: PanaxPanax vietnamensis var. vietnamensis (Sâm Ngọc Linh), Panax vietnamensis var. fuscidiscus (Sâm Lai Châu) và Panax vietnamensis var. langbianensis (SâmLangbian). Tuy nhiên, cập nhật phân loại mới nhất của COL, Sâm Lai Châu được xem là đồng danh chính thức của Sâm Việt Nam, điều này có nghĩa sâm Việt Nam chỉ có một thứ duy nhất là sâm Langbian.
Theo các nhà khoa học, trong sâm Lai Châu có đến hơn 52 loại Saponin, cao vượt trội so với các loại sâm khác trên thế giới. Đặc biệt trong thành phần rễ củ sâm Lai Châu có chứa hoạt chất Majonoside-R2 (MR2), đây là saponin đặc trưng chỉ có trong sâm Việt Nam.
Nhóm nghiên cứu của Tiến sĩ Phạm Hà Thanh Tùng - Viện Nghiên cứu Sâm và dược liệu Việt Nam đã xác định hàm lượng trung bình hoạt chất chính MR2 trong các mẫu sâm Lai Châu là 4,24 ± 0,75%, có giá trị cao vượt trội so với quy định hiện nay của Dược điển Việt Nam (0,4%). Điều này khẳng định giá trị đặc biệt của sâm Lai Châu.
Các tác dụng vượt trội của MR2 được đánh giá cao tại hội thảo
Hoạt chất MR2 trong sâm mang tới nhiều tác dụng và ưu điểm vượt trội so với các dòng sâm khác trên thế giới trên tim mạch, gan thận đồng thời giúp giảm căng thẳng và nâng cao chất lượng giấc ngủ.
Tuy nhiên, hiện nay sâm Lai Châu chủ yếu được sử dụng ở dạng tươi hoặc sấy khô, chưa có sản phẩm chế biến sâu. Nhận thấy tiềm năng to lớn, nhóm nghiên cứu của TS. Tùng đã tập trung phát triển công nghệ chế biến hồng sâm Lai Châu, với kỳ vọng tạo ra bước đột phá cho sâm Việt Nam, tương tự như thành công của ngành sâm Hàn Quốc.
Hồng sâm Lai Châu - kỳ vọng đột phá cho sâm Việt Nam
Sau quá trình chế biến, các ginsenoside trong hồng sâm Lai Châu có sự biến đổi theo hướng cắt giảm bớt cấu trúc của các phân tử cồng kềnh G-Rb1, -Rd, -Rg1, để hình thành các ginsenoside nhỏ gọn, kém phân cực hơn. Điều này làm tăng cường tác dụng của các ginsenoside và tăng khả năng hấp thu các hoạt chất có trong sâm vào cơ thể.
Trong khi đó, các hợp chất ocotilol, đặc biệt là hoạt chất MR2 trong sâm Việt Nam, vẫn được bảo toàn nguyên vẹn sau quá trình chế biến thành hồng sâm. Nhờ đó, hồng sâm Lai Châu không chỉ mang lại những lợi ích như hồng sâm Hàn Quốc mà còn giữ được những đặc tính dược lý riêng biệt của sâm Việt Nam.
Sản phẩm Hồng sâm Lai Châu hữu cơ có mặt tại Hội thảo
Sự thay đổi tác dụng sinh học diễn ra sau quá trình chế biến giúp hồng sâm Lai Châu cải thiện các tác dụng sinh học như chống oxy hóa, nâng cao khả năng tăng cường sức khỏe cao hơn so với dạng chưa chế biến.
Tiến sĩ Tùng chia sẻ về quá trình nghiên cứu bào chế Hồng sâm Lai Châu tại hội thảo
Một thách thức khác trong quá trình chế biến sâm Lai Châu là vị đắng trong sâm tươi gây khó khăn cho việc sử dụng trực tiếp. Với công nghệ sơ chế đặc biệt, Hồng sâm Lai Châu không chỉ loại bỏ được phần lớn vị đắng mà còn bảo toàn nguyên vẹn được hoạt chất MR2 trong sâm. Phương pháp này đã được gửi đăng ký sáng chế, mở ra hướng đi tiên phong cho ngành "nông nghiệp dược liệu" của Việt Nam trên con đường phát triển bền vững.
Tại hội thảo, Hồng sâm Lai Châu được đánh giá cao bởi những ưu điểm vượt trội so với sử dụng sâm tươi truyền thống.
Những ưu điểm vượt trội về Hồng sâm Lai Châu được Tiến sĩ Tùng chia sẻ
Việc đưa Hồng sâm Lai Châu hữu cơ ra mắt tại hội thảo không chỉ đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong nghiên cứu và phát triển sâm Việt Nam mà còn mở ra cơ hội để sản phẩm này vươn ra thị trường quốc tế. Với những nỗ lực không ngừng của các nhà khoa học và sự hỗ trợ từ địa phương, ngành sâm Việt Nam nói chung và hồng sâm Lai Châu nói riêng hứa hẹn sẽ có những bước tiến vượt bậc trong tương lai.
Khách hàng trải nghiệm dùng thử Hồng sâm Lai Châu hữu cơ
Tại hội thảo, Hồng sâm Lai Châu hữu cơ đã được các chuyên gia đón nhận và có phản hồi tích cực về hương vị, cách dùng, kỳ vọng sẽ chinh phục người tiêu dùng trong thời gian tới.
Thái Minh tiên phong ứng dụng thành quả nghiên cứu về Hồng sâm Lai Châu
Hiện quy trình công nghệ chế biến Hồng sâm Lai Châu do Viện nghiên cứu Sâm và Dược liệu Việt Nam công bố đã được chuyển giao ứng dụng tại nhà máy Thái Minh Hi-tech và được thương mại hóa bằng sản phẩm Hồng sâm Lai Châu hữu cơ có mặt trên thị trường. Toàn bộ nguyên liệu chế biến được sử dụng từ những củ sâm Lai Châu 6 tuổi nuôi trồng hữu cơ theo quy trình 7 bước khắt khe.
Hồng sâm Lai Châu hữu cơ là sản phẩm tiên phong sử dụng công nghệ lên men vi sinh trong chế biến hồng sâm tại Việt Nam. Phương pháp này giúp tăng tối đa khả năng hấp thu các hoạt chất trong sâm Lai Châu, đồng thời phát huy được các tác dụng độc đáo của Hồng sâm Việt Nam.