[CÔNG LÝ] Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm mô hình trồng sâm Lai Châu của Dược phẩm Thái Minh

Sáng ngày 18/11/2023, trong khuôn khổ chuyến công tác tại tỉnh Lai Châu, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ghé thăm mô hình kinh tế khép kín cho cây Sâm Lai Châu của Dược phẩm Thái Minh. Thủ tướng đánh giá cao tiềm năng và hiệu quả của mô hình này mà doanh nghiệp đã tiên phong đầu tư và áp dụng.

Mô hình kinh tế khép kín cho cây sâm Lai Châu

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nghe lãnh đạo huyện Sìn Hồ, Công ty CP Dược phẩm Thái Minh báo cáo khái quát về tiềm năng, lợi thế trong phát triển du lịch, trồng dược liệu nói chung, trồng sâm Lai Châu nói riêng trên cao nguyên Sìn Hồ.

0423112393de308069cf (1).jpg

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm khu trồng nhà màng ứng dụng công nghệ cao tại vườn sâm Lai Châu rộng gần 2ha của Dược phẩm Thái Minh

Đại diện lãnh đạo tỉnh Lai Châu đã báo cáo với Thủ tướng về những đóng góp của Thái Minh Farm trong việc tạo ra công việc, thu nhập cho người dân bản Sảng Phìn. Từ khi có cây sâm Lai Châu, bức tranh kinh tế của xã Sà Dề Phìn nói riêng, huyện Sìn Hồ nói chung có nhiều thay đổi hết sức rõ rệt. Bà con người Mông đi trồng sâm có kinh tế ổn định hơn, mua được xe máy mới, xây nhà mới và vô cùng phấn khởi.

Thủ tướng ghi nhận việc Dược phẩm Thái Minh đã cung cấp và hỗ trợ chu đáo bà con nông dân về mặt vốn, kỹ thuật, vật tư để người dân chỉ cần bỏ công sức lao động và thu lại thành quả khi trồng cây sâm Lai Châu.

5.jpg

Thủ tướng tặng cây sâm giống cho bà con tại huyện Sìn Hồ

Báo cáo với Thủ tướng về quá trình đầu tư trồng sâm Lai Châu tại xã Sà Dề Phìn, ông Nguyễn Quang Thái - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Dược phẩm Thái Minh, cho biết: Qua khảo sát kỹ lưỡng tại một số địa phương của tỉnh Lai Châu, nhận thấy ở độ cao khoảng 1.700m so với mực nước biển, khí hậu, thổ nhưỡng ở vùng cao nguyên Sìn Hồ khá phù hợp cho cây sâm Lai Châu phát triển nên Công ty đã quyết định đầu tư trồng loại cây được ví như "quốc bảo" của Việt Nam trên vùng đất này.

Tháng 6/2022, Thái Minh đã bắt đầu xây dựng vườn trồng sâm Lai Châu đầu tiên tại bản Sảng Phìn, xã Sà Dề Phìn. Công ty đã nhận chuyển nhượng lại toàn bộ vườn sâm từ Hợp tác xã sâm và thảo dược Sìn Hồ, áp dụng nông nghiệp công nghệ cao với nhà màng và đất tự trộn, giúp kiểm soát 99% các yếu tố dịch bệnh, côn trùng và độ ẩm... Hiện nay, công ty đang trồng gần 2 ha và sẽ mở rộng lên 20 ha trong tương lai, có được thành quả là những củ sâm từ 1-6 năm tuổi.

Lãnh đạo của Dược phẩm Thái Minh cũng báo cáo với Thủ tướng về hướng đi phát triển Sâm Lai Châu bền vững đi từ vùng trồng công nghệ cao đến các sản phẩm chế biến sâu trong ngành mỹ phẩm và thực phẩm chức năng mà công ty đã xây dựng vòng tuần hoàn kinh tế bền vững gồm 4 nhà: nhà nông – nhà nghiên cứu – nhà sản xuất – nhà phân phối.

6.jpg

Anh Dương Thanh Lâm - CEO Thái Minh Farm cùng những người nông dân người Mông tại vườn sâm Lai Châu

Thủ tướng đánh giá cao mô hình kinh tế khép kín đối với cây sâm Lai Châu mà Công ty CP Dược phẩm Thái Minh đã tiên phong đầu tư và áp dụng, đồng thời nhấn mạnh chính quyền địa phương và doanh nghiệp cần thực hiện tốt liên kết "4 nhà", đề nghị doanh nghiệp tiếp tục mở rộng mô hình trồng sâm trên địa bàn, hướng dẫn và hỗ trợ tối đa cho người dân.

7.jpg

Thủ tướng trồng cây sâm Lai Châu tại vườn sâm của Dược phẩm Thái Minh

Dược phẩm Thái Minh tiên phong phát triển cây Sâm Lai Châu và xây dựng vòng tuần hoàn kinh tế bền vững

Dược phẩm Thái Minh một trong những doanh nghiệp tiên phong phát triển cây Sâm Lai Châu và xây dựng vòng tuần hoàn kinh tế bền vững gồm 4 nhà: nhà nông – nhà nghiên cứu – nhà sản xuất – nhà phân phối. Cụ thể là Thái Minh Farm - vùng trồng ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao – Viện nghiên cứu Sâm và dược liệu Việt Nam – nhà máy sản xuất TPCN Thái Minh Hi-tech và nhà máy Mỹ phẩm Thiên nhiên Song An – Thái Minh Panax và Cỏ Mềm Homelab.

2 công ty kinh doanh là Cỏ Mềm Homelab và Thái Minh Panax đã có những sản phẩm đầu tiên từ cây Sâm Lai Châu bán ra thị trường. Đó là Trà sâm Việt Nam và bộ Mỹ phẩm thiên nhiên Sâm 1700. Đây đều là những sản phẩm tiền đề có chứa hàm lượng chất xám cao và cũng là những sản phẩm đầu tiên giúp cho vòng tuần hoàn phát triển Sâm Lai Châu được vận hành bền vững.

8.jpg

Lãnh đạo Dược phẩm Thái Minh giới thiệu bộ mỹ phẩm thiên nhiên sâm 1.700 và trà sâm Việt Nam tới Thủ tướng.

 

9.jpg

Thủ tướng thăm gian hàng các sản phẩm từ sâm Lai Châu của Dược phẩm Thái Minh

Phát triển Sâm Lai Châu bền vững đi từ vùng trồng công nghệ cao đến các sản phẩm chế biến sâu trong ngành mỹ phẩm và TPCN

Công ty Nông nghiệp công nghệ cao Thái Minh (Thái Minh Farm) thuộc Dược phẩm Thái Minh được thành lập với sứ mệnh nghiên cứu, phát triển, ươm, nhân giống, trồng, chế biến cây thảo dược có giá trị cao như sâm Lai Châu, đẳng sâm, hoàng sin cô (yakon), đông trùng hạ thảo, bảy lá một hoa.

Ông Nguyễn Quang Thái – Chủ tịch HĐQT công ty CP Dược phẩm Thái Minh chia sẻ: “Trước lời kêu gọi của UBND tỉnh Lai Châu, doanh nghiệp hãy phát triển trồng, chế biến loài dược liệu quý hiếm tại tỉnh trong đó sâm Lai Châu, chúng tôi đã quyết định thành lập công ty hướng đến mục tiêu đưa cây sâm Lai Châu trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, thay đổi đời sống và thu nhập cho đồng bào dân tộc vùng cao. Thái Minh với thế mạnh về kênh phân phối, sản xuất, sẽ là một lợi thế lớn khi tham gia ngành này. Chúng tôi sẽ biến nơi này sinh ra những loài cây dược liệu có giá trị, đảm bảo an ninh dược liệu và gia tăng giá trị kinh tế-xã hội cho bà con vùng cao.".

Với việc tham gia vào ngành nông nghiệp công nghệ cao cũng như đầu tư nghiên cứu về bào chế, phát triển cây sâm, Dược phẩm Thái Minh kỳ vọng sẽ phát triển được nhiều sản phẩm tốt hơn nữa giúp bảo vệ sức khỏe người dùng. Đồng thời, giúp phát triển kinh tế địa phương và đưa cây sâm Lai Châu trở thành loài cây thế mạnh xứng danh với danh hiệu “quốc bảo” của Việt Nam.

Nguồn: Báo Công lý - Phóng viên: Nhã Khanh

Cập nhật lúc: 22/06/2024
Loading...